Rất nhiều người ngạc nhiên vì sao Astra Zeneca chỉ có giá 4$/liều (4) trong khi giá của các loại vắc xin khác lại cao hơn rất nhiều. Thậm chi vắc xin Sinopharm có giá lên đến 13,6$/liều hay Moderna tới 33$/liều. Và đây là câu trả lời…

GS.TS Sarah Gilbert – thuộc Viện nghiên cứu Jenner của Đại học Oxford tác giả của quy trình sản xuất ra loại vắc xin được công ty Astra Zeneca bán trên thị trường.

Bà nói: “Ngay từ đầu, chúng tôi coi đây là một cuộc chạy đua với virus chứ không phải một cuộc chạy đua với các nhà phát triển vaccine khác. Chúng tôi là trường đại học và chúng tôi không làm việc này để kiếm tiền. Là người đã tạo ra loại vaccine này, tôi có thể kiếm được một khoản lợi nhuận khổng lồ. Nhưng tôi từ chối nhận bằng sáng chế vắc xin. Tôi không muốn độc quyền sáng chế vì tôi muốn chia sẻ công nghệ này để mọi người có thể sản xuất vaccine”, tờ The Star Malaysia dẫn lời bà Gilbert cho biết trong một video.

Vậy câu hỏi đặt ra là:

  • Sáng chế là gì?
  • Bằng độc quyền sáng chế có tác dụng gì?
  • Có phải việc cấp bằng độc quyền sáng chế sẽ đẩy giá thành vắcxin lên cao hay không?

Sáng chế là gì:

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Ví dụ: Quy trình sản xuất vắc xin ngừa covid19 do GS Sarah Gilbert và nhóm của bà nghiên cứu ra là một sáng chế.

Sáng chế hay quy trình sản xuất vắc xin lúc này giống như một đứa trẻ mới lọt lòng chưa có giấy tờ khai sanh. GS Sarah Gilbert và nhóm nghiên cứu có thể là người tạo ra nó nhưng về mặt pháp lý thì chưa được công nhận là chủ sở hữu thực sự của nó.

Và để được công nhận là chủ sở hữu thực sự thì GS Gibert và nhóm nghiên cứu phải thực hiện một số thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Bằng độc quyền sáng chế. Tương tự như là làm giấy khai sanh cho đứa bé.

Vậy thì,

Bằng độc quuyền sáng chế có tác dụng gì?

Đầu tiên là nó trao chủ sở hữu độc quyền trong việc quản lý, khai thác, định đoạt đối với cái sáng chế của mình. Có nghĩa là bạn có quyền mua bán, nhượng quyền sử dụng sáng chế của mình.

Ví dụ nếu GS. Sarah Gilbert đăng ký bảo hộ sáng chế và được cấp bằng độc quyền, bà ấy có thể bán nó cho một công ty hoặc nhiều công ty khác nhau để sản xuất vắc xin ngừa covid. Như là bán cho công ty Astra Zeneca, cũng có thể bán cho công ty Moderna, hoặc một công ty nào đó của Trung Quốc hay của Việt Nam…Nói chung là bất cứ công ty nào có khả năng và nhu cầu sử dụng cái sáng chế này đều có thể đàm phán với bà ấy để được mua sáng chế, trong giới chuyên môn thường gọi chuyển giao công nghệ.

Đọc thêm bài:  Hướng dẫn thiết kế logo miễn phí và những lưu ý để bảo hộ độc quyền

Thứ hai là, bằng sáng chế trao cho chủ sở hữu thêm cái quyền nữa là ngăn chặn người khác sử dụng sáng chế của mình. Nghĩa là có thể bằng một cách nào đó, có một công ty nào đó vô tình hay cố ý mà nắm được quy trình sản xuất vắc xin của GS Sarah Gilbert và đem về sản xuất ra vắc xin ngừa covid 19 và bán trên thị trường. Nếu GS Gibert và nhóm của bà phát hiện ra và cho rằng công ty đó sao chép quy trình sản xuất vắc xin của bà mà chưa xin phép thì có quyền khiếu kiện lên toà án, khi đó thì các cơ quan chuyên môn sẽ vào cuộc để thanh tra, kiểm tra, giám định xem cái vắc xin của công ty kia có phải được sản xuất dựa trên sáng chế về quy trình sản xuất vắc xin của GS Gibert hay không?

Nếu mà đúng là có thì công ty này sẽ bị phán là Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế của GS Sarah Gilbert, rồi phải bồi thường kinh phí và chấm dứt hành vi vi phạm. Như vậy là bằng sáng chế cho phép GS Sarah Gilbert và nhóm nghiên cứu có thể ngăn ai đó sử dụng sáng chế mà chưa xin phép.

Đến đây thì có một vấn đề. Theo như những gì chúng ta được thông tin thì có vẻ như GS Gibert đã không thực hiện thủ tục để nhận được bằng độc quyền sáng chế đối với quy trình sản xuất vắc xin này và bà ấy đã công khai quy trình này để ai cũng được phép tiếp cận sử dụng cho sản xuất vắc xin mà không có bất cứ một rào cản nào. Vậy thì câu hỏi đặt ra là có phải nếu được cấp bằng sáng chế thì thông tin về quy trình sản xuất vắc xin sẽ khó tiếp cận hay là nó sẽ không được công khai và như vậy thì chúng ta sẽ không thể biết được cái quy trình này.

Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta hãy quay lại thủ tục để được cấp bằng độc quyền sáng chế thì một trong những tài liệu bắt buộc phải nộp lên Cơ quan chức năng là Bản mô tả sáng chế.

Đọc thêm bài:  Thế nào là một nhãn hiệu mạnh

Bản mô tả sáng chế

Bản mô tả này phải mô tả quy trình sản xuất vắc xin một cách chi tiết, tỷ mỷ từng bước, từng bộ phận, từng điều kiện cần thiết, số lượng, thành phần, nồng độ…Nói chung là nó phải chi tiết đến mức mà một người có trình độ trung bình trong cùng lĩnh vực chỉ cần đọc qua bản mô tả này là có thể hiểu được. Hơn thế nữa, nếu có đủ cơ cở vật chất – trang thiết bị, thì họ có thể triển khai sản xuất thương mại được.

Vậy điểm máu chốt trong sáng chế chính là Bản mô tả. Vậy thì ai có quyền tiếp cận bản mô tả này khi nó được được cấp bằng sáng chế?

Câu trả lời là tất cả chúng ta. Bời vì khi đăng ký bảo hộ sáng chế, để được bảo hộ chủ sở hữu bắt buộc phải công bố Bản mô tả này ra cho cộng đồng, để ai cũng có thể tiếp cận, bạn có thể tìm kiếm thông tin về các sáng chế trên cơ sở dữ liệu của cơ quan sở hữu trí tuệ các nước. Và nếu ai sản xuất thương mại từ sán chế này thì phải xin phép chủ sở hữu dĩ nhiên là thường đi kèm với một khoản kinh phí đáng kể.

Đến đây thì bạn có thể hình dung được là ngay cả khi Bằng sáng chế được cấp cho GS Sarah Gilbert và nhóm nghiên cứu thì bà ấy vẫn thực hiện được mong muốn của mình là cho phép mọi người có thể tiếp cận và sử dụng sáng chế đó. Hơn thế nữa, vì là chủ sở hữu được pháp luật công nhận nên nếu có ai đó sử dụng sáng chế để thu lợi như tăng giá bán vắc xin thì bà ấy cũng có quyền ngăn cản họ làm đều đó.

Tất nhiên là giá vắc xin không chỉ phụ thuộc vào mỗi chi phí cho sáng chế. Nó còn phụ thuộc vào máy móc, thiết bị, nguyên liệu, con người…rất nhiều yếu tố cấu thành nên giá thành của vắc xin.

Quay trở lại với trường hợp của GS. Gilbert, Ở đây về mặt thông tin thì tôi thấy có một số câu hỏi mà cần có thêm thời gian để tìm hiểu. Có thể là tôi sẽ làm thêm các video để trả lời cho các câu hỏi này.

Câu hỏi đầu tiên: ai là chủ sở hữu của sáng chế này?

Trong video này khi nói về chủ sở hữu của sáng chế này tôi luôn dùng cụm từ là GS Gilbert và nhóm nghiên cứu, vì tôi nghĩ rằng chủ sở hữu thật sự của loại vắc xin này là một tập thể mà đại diện pháp lý là ĐH Oxford cơ quan chủ quản đứng đằng sau các nhóm nghiên cứu.

Đọc thêm bài:  7 bước để bảo vệ thương hiệu của bạn khỏi các kẻ trộm

Dĩ nhiên, Gs. Gilbert và các cộng sự luôn giữ vai trò là các tác giả nhưng để quyết định từ chối bằng sáng chế hay không thì tôi nghĩ đó là quyền của Oxford. Trong bài báo ngày 15/7/2020 của bloomberg cũng có đề cập đến chi tiết cho thấy đơn vị ký hợp đồng sản xuất vắc xin với AstraZeneca là ĐH Oxford. Do đó trong video này khi tôi nói Gs. Gilbert với vai trò chủ sở hữu tức là tôi cũng hàm ý muốn nói tới cả tập thể sau lưng bà ấy.

Câu hỏi thứ  hai là Bản chất của khái niệm “Từ chối bằng sáng chế” là gì?

Có 3 khả năng xảy ra:

Khả năng thứ nhất, GS. Gibert không có ý định đăng ký bảo hộ sáng chế này. Có nghĩa là ai có được thông tin về quy trình sản xuất vắc xin của bà đều có thể bắt tay vào sản xuất thương mại mà không cần xin phép gì cả?

Khả năng thứ hai, GS. Gibert đã đăng ký bảo hộ nhưng quyết định là không thu phí nhượng quyền sử dụng sáng chế. Trong trường hợp này, công ty nào muốn sử dụng sáng chế có thể phải xin phép Gs Gibert, đồng thời có thể phải ký một số cam kết để đảm bảo giá bán của vắc xin thấp ở mức bà yêu cầu.

Khả năng thứ ba, Vì việc bảo hộ sáng chế có tính lãnh thổ, nghĩa là nếu GS. Gibert chỉ đăng ký tại Hoa Kỳ thì chỉ được bảo hộ trên lãnh thổ Hoa Kỳ mà thôi. Khó có khả năng SC được bảo hộ trên toàn cầu. Vậy thì các nước khác vẫn có khả năng sử dụng sáng chế này để sản xuất vắc xin covid19 tại quốc gia của mình mà không vi phạm gì cả. Điều này cũng gây ra lo ngại vì có thể giá vắc xin sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát của nhóm nghiên cứu.

Kết luận

Tóm lại, trong mọi tình huống việc đăng ký sáng chế theo tôi vẫn là giải pháp tối ưu nhất nếu xét ở góc độ mong muốn giữ cho giá thành sản phẩm ở mức thấp đồng thời cũng có lợi cho việc phổ biến rộng rãi thông tin sáng chế.

Điều tiếp theo tôi muốn nói là Bất cứ ai đã được tiêm Vaccine Astra Zeneca – Chúng ta nên biết ơn nữ Giáo sư, Tiến sĩ Sarah Gilbert và Nhóm nghiên cứu của Bà, cũng như các tổ chức đã tài trợ cho nghiên cứu này: Viện nghiên cứu Jenner Đại học Oxford (Anh) và công ty Astra Zeneca.

 

Hãy đánh giá 5 sao để ủng hộ tác giả
Contact Me on Zalo