Bạn có muốn đăng ký để sở hữu độc quyền tên và logo cho blog hoặc website của mình không? Việc đăng ký sẽ bảo vệ tên thương hiệu và doanh nghiệp của bạn trước nhiều thách thức pháp lý. Bao gồm việc tránh các đối thủ sử dụng bất hợp pháp tên và logo thương hiệu của bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đăng ký sở hữu độc quyền tên và logo cho blog hoặc website bảo vệ doanh nghiệp của bạn bằng cách thực hiện các thủ tục đăng ký nhãn hiệuquyền tác giả (hay còn gọi là bản quyền)

Tại sao Bạn nên đăng ký nhãn hiệu và Bản quyền đối với Tên và logo Blog/website của Bạn?

Nếu bạn điều hành một blog cá nhân hoặc trang web kinh doanh nhỏ và không có kế hoạch phát triển nó hơn nữa, thì các tác phẩm bài viết sáng tạo của bạn trên website đó đã được bảo vệ bởi quy định về quyền tác giả mà không cần phải đăng ký.

Mặt khác, nếu bạn đang kinh doanh trên 63 tỉnh thành và có kế hoạch phát triển hơn nữa, thì việc đăng ký nhãn hiệu và bản quyền của bạn trở nên thực sự quan trọng.

Đăng ký nhãn hiệubản quyền cho phép bạn ngăn người khác sử dụng tên thương hiệu giống hoặc tương tự với bạn. Bạn có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu của mình để kinh doanh.

Nó cũng trao cho bạn khả năng thực thi quyền đối với nhãn hiệu của mình. Điều này có nghĩa là nếu bạn phát hiện ai đó vi phạm quyền của mình, thì bạn cần phải gửi cho họ một lá thư cảnh báo yêu cầu họ ngừng kinh doanh hoặc hủy bỏ việc đăng ký nhãn hiệu của họ và nếu cần có thể thực hiện thêm hành động pháp lý khác.

 

Sự khác biệt giữa Nhãn hiệu và Bản quyền là gì?

Bản quyền và nhãn hiệu đều bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo hoặc tên blog/website của bạn, đó là lý do tại sao mọi người thường nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này.

Đọc thêm bài:  Sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu

 

Bản quyền là gì?

Bản quyền áp dụng cho các tác phẩm sáng tạo bao gồm chữ viết, văn bản, hình ảnh, hình minh họa, tác phẩm nghệ thuật, v.v. Ngay sau khi một tác phẩm được định hình, nó đã được bảo vệ bởi pháp luật về quyền tác giả (bản quyền).

Nói một cách dễ hiểu hơn, tất cả nội dung gốc trên trang web của bạn được bảo vệ bởi luật bản quyền mà bạn không cần phải làm gì thêm.

 

Nhãn hiệu là gì?

Mặt khác, nhãn hiệu là các dấu hiệu bao gồm từ ngữ, tên doanh nghiệp, biểu tượng, âm thanh (dự kiến bổ sung vào Luật SHTT trong năm 2022)  hoặc màu sắc để phân biệt hàng hóa và dịch vụ với hàng hóa và dịch vụ do người khác sản xuất hoặc bán và để chỉ ra nguồn gốc của hàng hóa.

Nói một cách dễ hiểu, đây có thể là tên doanh nghiệp, biểu trưng, ​​linh vật thương hiệu hoặc tên sản phẩm của bạn. Tuy nhiên, bạn không thể đăng ký tên riêng của mình như một thương hiệu cá nhân trừ khi nó thực sự độc đáo và được công nhận rộng rãi như Marks & Spencer, Johnsons & Johnsons, Calvin Klein, v.v.

Điều quan trọng cần nhớ là bản quyền không mang lại cho doanh nghiệp hoặc biểu tượng của bạn những biện pháp bảo vệ giống như nhãn hiệu đã đăng ký. Ví dụ: một số phần hoặc toàn bộ tác phẩm có bản quyền của bạn có thể được sử dụng theo nguyên tắc “Sử dụng hợp pháp”.

Một logo đã được đã được Đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu cho phép bạn bảo vệ tên gọi, logo website/blog của mình khỏi những kẻ mạo danh sử dụng các tên tương tự để đánh lừa khách hàng của bạn.

Cần lưu ý rằng, việc bạn đăng ký thành lập doanh nghiệp với tên doanh nghiệp là tên blog/website của bạn không đồng nghĩa với việc tên gọi đó được tự động bảo vệ dưới dạng nhãn hiệu. Trên thực tế, ai đó có thể đăng ký tên giống hoặc tên tương tự như nhãn hiệu của bạn và có khả năng ngăn bạn sử dụng nó.

Đọc thêm bài:  Ai là tác giả của một tác phẩm được viết bởi AI?

 

Làm thế nào để đăng ký để đăng ký nhãn hiệu

Trước tiên, bạn cần hiểu những gì bạn có thể đăng ký dưới dạng nhãn hiệu:

  • Bạn không thể đăng ký tên hoặc logo mà người khác đã đăng ký làm nhãn hiệu của họ.
  • Tên của bạn không được quá giống (tương tự đến mức gây nhầm lẫn) với nhãn hiệu đã được đăng ký.
  • Nó cần phải phải có tính phân biệt, nghĩa là phải độc đáo và không quá chung chung

Tiếp theo, bạn cần tiến hành tìm kiếm/tra cứu kỹ lưỡng các nhãn hiệu đã được đăng ký bằng Công cụ tra cứu tại website của Cục Sở hữu trí tuệ (http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn)

 

 

 

Bước này thực sự quan trọng vì nó có thể giúp bạn tiết kiệm tiền trong trường hợp người khác đã đăng ký hoặc được bảo hộ cho cùng một nhãn hiệu.

 

Nếu nhãn hiệu chưa được đăng ký, thì bạn có thể tiếp tục và đăng ký nhãn hiệu bằng cách thực hiện theo hướng dẫn tại chuỗi video ngắn dưới đây:

https://www.youtube.com/playlist?list=PLxbGZi7E9J5tT-7XtwDZipiqe96wQkeW_

 

Làm thế nào để đăng ký bản quyền cho logo blog/website của bạn?

Như chúng tôi đã đề cập trước đó, tất cả các tác phẩm sáng tạo được tự động bảo vệ bởi luật bản quyền/quyền tác giả. Tuy nhiên, việc đăng ký bản quyền sẽ giúp bạn thêm một lớp bảo vệ đối với tác phẩm của mình.

Tại Việt Nam bạn thực hiện thủ tục đăng ký tại các Văn phòng của Cục Bản quyền tác giả. Xem chi tiết hướng dẫn và tải về các tờ khai đăng ký tại đây (http://www.cov.gov.vn)

 

 

 

Tuy nhiên, bạn cần phải xác định đúng thể loại mà bạn sẽ đnăg ký.Ví dụ: nếu bạn đang đăng ký bản quyền cho logo của mình, thì bạn sẽ chọn loại hình đăng ký là “Mỹ thuật ứng dụng”. Đối với nội dung bài viết trên blog/website, bạn có thể sẽ đăng ký ở loại hình “Tác phẩm viết”. Các mẫu đơn đăng ký khá chi tiết, và bạn cần điền vào tất cả các trường bắt buộc.

 

Sau khi bạn gửi đơn đăng ký, bạn sẽ đợi trong thời gian từ 15 tháng, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp cho bạn “Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Đọc thêm bài:  Âm thanh và mùi: Nhãn hiệu phi truyền thống là gì?

 

 

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu và quyền tác giả là một quy trình pháp lý cần được xử lý cẩn thận. Chúng tôi khuyên bạn nên thuê một luật sư hoặc chuyên gia có chuyên môn về sở hữu trí tuệ để tham vấn ý kiến trước khi nộp đơn.

 

Thực thi chủ quyền đối với nhãn hiệu và bản quyền của bạn

Khi bạn đã đăng ký nhãn hiệu hoặc bản quyền của mình, bạn có trách nhiệm bảo vệ nó khỏi bị vi phạm. Mặc dù Cục Sở hữu trí tuệ sẽ không cho phép bất kỳ ai đăng ký nhãn hiệu giống hoặc tương tự, nhưng mọi người vẫn có thể sử dụng nó mà không cần đăng ký.

Bước đầu tiên trong việc bảo vệ nhãn hiệu và bản quyền của bạn là chỉ rõ các nhãn hiệu đã đăng ký và bảo vệ bản quyền trên trang web/blog của bạn, giống như hình bên dưới.

 

 

Các biểu tượng © và ® nhằm cho người khác biết rằng họ không thể sử dụng các tài sản được bảo vệ của bạn.

Nếu ai đó đã đánh cắp nội dung trên website hoặc logo của bạn, thì bạn có thể gửi cho họ một lá thư yêu cầu họ ngừng sử dụng và xoá nội dung bài.

Trong trường hợp một doanh nghiệp hoặc website/blog sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký hoặc đang chờ xử lý của bạn, thì bạn cũng có thể gửi cho họ thông báo yêu cầu ngừng sử dụng và hủy đăng ký. Bạn cũng có thể bắt đầu các thủ tục pháp lý mạnh hơn để thực hiện các hành động khác nếu thấy cần thiết.

 

Lưu ý: Không có nội dung nào trong bài viết này nên được hiểu là lời khuyên pháp lý. Đối với bất kỳ vấn đề nào cần làm rõ, vui lòng tham khảo ý kiến ​​luật sư.

 

Chúng tôi hy vọng bài viết này đã giúp bạn tìm hiểu cách đăng ký nhãn hiệu và bản quyền cho tên gọi và logo blog/website của bạn.

Nếu bạn thích bài viết này, vui lòng đăng ký Kênh YouTube của chúng tôi để xem các video hướng dẫn khác về xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu thương hiệu.

Hãy đánh giá 5 sao để ủng hộ tác giả
Contact Me on Zalo