Tra cứu nhãn hiệu trước khi ra quyết định nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chính thức lên Cục Sở hữu trí tuệ là một bước nhỏ nhưng giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian. Với việc tra cứu nhãn hiệu theo hướng dẫn của tác giả bên dưới, bạn sẽ đánh giá được khả năng đăng ký của nhãn hiệu, biết được nhãn hiệu có bị trùng lặp hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký khác, từ đó bạn sẽ quyết định có tiếp tục nộp đơn đăng ký hay không?

Trong bài này, tác giả hướng dẫn bạn các thủ tục tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn nhãn hiệu. Trường hợp cần sử dụng dịch vụ tra cứu chuyên sâu, bạn có thể điền các thông tin cần thiết vào form ở cuối bài viết.

Tại sao phải tra cứu nhãn hiệu?

Hằng năm, Cục Sở hữu trí tuệ nhận được hàng chục ngàn đơn đăng ký nhãn hiệu đăng ký bảo hộ cho nhiều nhóm sản phẩm dịch vụ khác nhau. Do đó, khả năng trùng lặp giữa các nhãn hiệu là điều hết sức bình thường. Do đó, mục đích của việc tra cứu trước khi chính thức nộp đơn đăng ký cho nhãn hiệu như sau:

Đọc thêm bài:  Sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu

Một là, đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu từ việc tra cứu xem có nhãn hiệu nào đã nộp đơn đăng ký trước đó mà tương tự gây nhầm lẫn hoặc trùng với nhãn hiệu của bạn hay không?

Hai là, đánh giá xem nhãn hiệu của bạn có khả năng bị từ chối với những lý do theo quy định như: gây nhầm lẫn với cơ quan nhà nước, mô tả trực tiếp cho sản phẩm dịch vụ mình cung cấp, nhãn hiệu là tên địa danh;

Ba là, đánh giá xem nhãn hiệu của bạn có khả năng xâm phạm nhãn hiệu của một đơn vị khác nào đó hay không?

Tra cứu để thiết kế nhãn hiệu tốt hơn

Tác giả có thể chỉ ra hàng tá ví dụ cho bài học này. Rất nhiều doanh nghiệp đầu tư nhiều tiền, nhân lực và tâm huyết vào việc phát triển bộ nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, họ thường không thực hiện tra cứu khi quyết định chọn một nhãn hiệu, logo chính thức. Để rồi khi thực hiện đăng ký thì bị cơ quan chức năng từ chối bảo hộ với lý do bị trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác.

Để giải quyết vấn đề này, khi xây dựng và quảng bá thương hiệu, bên cạnh vấn đề marketing, các doanh nghiệp cần hết sức chú trọng tới vấn đề tra cứu trùng lặp nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Sau kh

Đọc thêm bài:  Đăng ký nhãn hiệu ở đâu?

Quan trọng ở đây khi thiết kế thương hiệu, để tránh trường hợp nhãn hiệu bị tương tự với nhãn hiệu của bên khác, khách hàng cần chủ động trong việc lên ý tưởng, và kiểm soát tốt việc thực hiện thiết kế của các đối tác được thuê, tránh tham khảo các nhãn hiệu đã có trên thị trường để đảm bảo sự khác biệt của nhãn hiệu, logo của mình

Thủ tục tra cứu nhãn hiệu

Thủ tục tra cứu nhãn hiệu sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Truy cập vào website: WIPO PUBLISH hoặc IP PLATFORM

Công cụ tra cứu của WIPO PUBLISH

 

Công cụ tra cứu IP Platform

Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô “nhãn hiệu” hoặc ô “tên nhãn hiệu” tìm kiếm, ví dụ: bạn tra cứu nhãn hiệu X-MEN thì nhập vào chữ “XMEN” hoặc “X – MEN”

Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình tra cứu nhãn hiệu. Chỉ áp dụng với nhãn có dạng hình. Tra cứu phân loại hình tại đây
Ví dụ ở đây là “hình con người” thì nhập mã: 04.05.05

Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/dịch vụ vào ô nhóm SP/DV. Tra cứu nhóm sản phẩm/ dịch vụ tại đây
Ví dụ ở đây là Nhóm 03: Nước hoa, mỹ phẩm, nước xức tóc, dầu gội đầu, sữa tắm

Bước 5: Nhấp chuột vào nút tìm kiếm để ra kết quả tra cứu nhãn hiệu

Đọc thêm bài:  Tại Sao Phải Đăng Ký Thương Hiệu Cho Startup Của Bạn

Sau khi thực hiện lần lượt 04 bước trên, kết quả sẽ được hiển thị ra màn hình để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không?

Lưu ý rằng: Việc tra cứu nhãn hiệu theo hình thức nêu trên chỉ đảm bảo tính chính xác từ 50-60% vì trong thực tế có nhiều nhãn hiệu đã đăng ký nhưng chưa công bố thì trên CSDL cũng chưa có để tra cứu. Tuy nhiên, hình thức này hoàn toàn không mất phí. Bạn có thể tự mình thực hiện.

Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu

Với hình thức này, chuyên viên tư vấn sẽ thực hiện tra cứu trên các  cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, chuyên viên tư vấn cũng sẽ đưa ra những đánh giá về hình thức và những khuyến cáo cho chủ sở hữu nhãn hiệu như:

– Mức độ đáp ứng điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu theo quy định

– Có khả năng trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác hay không?

– Tư vấn phân nhóm sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng khi đăng ký nhãn hiệu;

– Khuyến cáo điều chỉnh thiết kế để đáp ứng điều kiện bảo hộ

– Khuyến cáo mức phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

5/5 - (1 bình chọn)
Contact Me on Zalo