Nhiều bạn hỏi tôi phải đăng ký nhãn hiệu ở đâu? Do đó tôi viết bài hướng dẫn này. Đây cũng là bài viết này nằm trong chuỗi các bài viết hướng dẫn các bạn tự đăng ký nhãn hiệu của mình. Tôi chắc chắn rằng nếu các bạn xem kỹ và làm theo đúng các bước như hướng dẫn, thì bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp/ sản phẩm của mình. Bạn có thể xem lại trọn bộ video hướng đãn đăng ký nhãn hiệu từng bước tại đây.

Ở phần trước chúng ta đã biết cách:

Làm thế nào để xác định nhãn hiệu của mình có bị trùng lắp với ai hay không?

Làm thế nào để điền đúng thông tin trong tờ khai đăng ký ?

Làm thế nào để mô tả nhãn hiệu ngắn gọn mà chính xác?

Bài viết hôm nay hướng dẫn các bạn cách nộp đơn nhãn hiệu. Nộp đơn ở đâu? Cần chuẩn bị giấy tờ gì?…

Chuẩn bị giấy tờ cần thiết

Trước khi nộp đơn bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ cơ bản sau:

Đọc thêm bài:  Nên đăng ký logo dạng nhãn hiệu hay quyền tác giả?

Nộp đơn ở đâu

Bạn có thể cầm trực tiếp các hồ sơ trên đến tại một trong các văn phòng của Cục SHTT tại Hà Nội, tại TP. HCM, tại Đà Nẵng

+ Tại Hà Nội:  Trụ sở Cục SHTT, 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

+ Tại Đà Nẵng: VP Đại diện tại Đà Nẵng, Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

+ Tại TP. HCM: bạn đến VP đại diện tại TP. HCM, Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Thời hạn xử lý đơn

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:

Bước thứ nhất là Thẩm định hình thức:

Kể từ lúc bạn nộp đơn cho VP cục SHTT, thì 30 ngày sau nếu đơn của bạn không có sai sót gì về mặc hình thức, Cục sẽ cấp cho bạn quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.Nhiều bạn lầm tưởng rằng đây là kết quả cuối cùng của cục SHTT và nhãn hiệu đã dược chấp nhận bảo hộ thì thật ra là không đúng. Đây chỉ là quyết định chấp nhận đơn hợp lệ về mặt hình thức mà thôi. Để được xem xét cấp giấy chứng nhận thì bạn còn trải hai bước nữa.

Bước thứ 2 là Công bố đơn

Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ thì Cục SHTT sẽ công bố đơn của bạn trên một ấn phẩm gọi là “CÔNG BÁO SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP”.

Đọc thêm bài:  Hướng dẫn điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu và mô tả nhãn hiệu (Video, dễ làm)

Nó giống như là một cuốn cẩm nang tra cứu các nhãn hiệu đã nộp lên cho cục SHTT

Bạn có thể xem nội dung các công báo mới nhất tại đây

Việc đăng công bố có 02 mục đích:

  1. Giúp bạn theo dõi tiến độ thẩm định nội dung đơn của mình
  2. Giúp bạn phát hiện ra có ai đó đang cố tình đăng ký nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu của bạn để mà ngăn cản kịp thời.

Bước thứ ba là Thẩm định nội dung

Không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn. cục SHTT phải có văn bản trả lời về két quả thẩm định nội dùn. Nghĩa là lúc này bạn mới biết được nhãn hiệu của mình có được chấp nhận bảo hộ hay không.

Nếu được chấp nhận bảo hộ thì bạn sẽ nhận được thông báo “DỰ ĐỊNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU”, bạn tiến hành đóng lệ phí cấp bằng rồi chờ nhận cái giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

 

Cũng có khi bạn sẽ nhận được thông báo TỪ CHỐI  CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN, trong đó sẽ nêu rõ lý do tại sao từ chối: chủ yếu là do nhãn hiệu bị trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác đã được bảo hộ. Lúc này bạn có thể gửi lại văn bản phản đối kết quả thẩm định nội dung của cục nếu bạn cho rằng nhãn hiệu của minh không trùng lắp như cục nhận định. Nếu bạn thuyết phục được Cục SHTT thì họ sẽ cấp giấy chưnhgs nhậnn, nếu không thuyết phục được thì cục vẫn giữ quan điểm của họ là TỪ CHỐI  CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN. Đến đây nếu bạn vẫn chưa phục, thì có thể tiếp tục khiếu nại lên các cấp cao hơn.

Đọc thêm bài:  Tất tần tật về quyền tác giả

Xem video hướng dẫn chi tiết:

Kết luận

Như vậy qua chuỗi bài hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu,  tôi đã chia sẻ cho các các bạn quy trình từng bước để thực hiện các thủ tục đăng ký nhãn hiệu, cũng như các kỹ năng cần thiết giúp tăng khả năng bảo hộ của nhãn hiệu, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí nhất là chi phí thuê luật sự/ đại diện sở hữu công nghiệp. Hơn thế nữa, nếu nắm vững các quy trình này, bạn hoàn toàn có thể tự đăng ký cho mình nhiều nhãn hiệu khác nữa bởi vì trong 1 doanh nghiêp có thể có rất nhiều nhãn hiệu khác nhau cần đăng ký. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bạn cũng nên tham vấn thêm ý kiến các chuyên gia, luật sư nếu như có những khâu, những công đoạn nào chưa chắc chắn.

Hãy đánh giá 5 sao để ủng hộ tác giả
Contact Me on Zalo