Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký (dễ làm, có video)

Ở bài viết trước, tôi đã chia sẻ một cách tổng quan về nhãn hiệu và các đối tượng có thể được đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu. Các bạn có thể xem lại Logo, slogan, tên gọi thương hiệu – những tài sản cần được bảo vệ

Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn bước đầu tiên trong quá trình đăng ký một nhãn hiệu đó là tra cứu thông tin.

Tại sao phải tra cứu?

Là bởi vì để chắc chắn rằng nhãn hiệu của bạn sẽ không bị trùng lắp với những nhãn hiệu đã đăng ký trước đó. Ví dụ: bạn có xưởng sản xuất cà phê và muốn đăng ký bảo hộ chữ “X-men” cho thương hiệu cà phê rang xoay của mình, thì nếu bạn tiến hành tra cứu bạn sẽ thấy rằng nhãn hiệu này đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký cho rất nhiều nhóm hàng hoá trong đó có nhóm cà phê (nhóm 30)

Như vậy lúc này bạn sẽ có hai lựa chọn:

Lựa chọn thứ nhất là vẫn muốn giữ lại nhãn hiệu “X-men”  thì phải thay đổi nhóm hàng hoá từ nhóm 30: sản xuất cà phê (nhóm 30) sang một nhóm hàng hoá/ dịch vụ khác hoặc có thể là phải thay đổi cả hàng hoá/dịch vụ trong nhóm đó.

Đọc thêm bài:  Bảng phân loại quốc tế hàng hoá dịch vụ Ni-xơ

Lựa chọn thứ hai là nếu bạn vẫn muốn được đăng ký ở  nhóm sản xuất cà phê (nhóm 30)  thì phải  tìm một nhãn hiệu khác thay thế cho nhãn “X-men”.

Làm sao để biết sản phẩm/dịch vụ của mình thuộc nhóm hàng hoá nào

Nếu để ý đoạn trên bạn sẽ thấy bên cạnh tên hàng hoá thì có đi kèm một con số đó là nhóm hàng hoá được phân loại theo Bảng phân loại quốc tế hàng hoá/dịch vụ ni-xơ

Bảng này phân các hàng hoá/dịch vụ phổ biến vào 45 nhóm. Nó đảm bảo bao gồm tất cả các lĩnh  vực kinh doanh mà bạn có thể nghĩ ra. Nhưng làm sao bạn biết được sản phẩm/dịch vụ của mình thuộc nhóm số mấy. Câu trả lời là bạn phải tra cứu trên bảng phân loại này, so sánh tên từng sản phẩm/dịch vụ của mình xem trùng khớp với nhóm nào trong đó.

Tôi lấy lại ví dụ nhãn hiệu X-men như trên.  Bạn làm trong ngành cà phê thì phân loại sản phẩm dịch vụ của bạn có thể là sản xuất cà phê thuộc nhóm 30. Đồng thời bạn cũng có một quán cà phê để bán cho khách dùng thử, Quán cà phê thì phân loại lại thuộc nhóm 43. Nếu lĩnh vực kinh doanh của bạn rộng hơn và bạn muốn cái tên X-men này cũng được độc quyền sử dụng trong các lĩnh vực  khác như xây dựng (nhóm 37), hay vận tải nhóm 39.

Đọc thêm bài:  Logo, slogan, tên gọi thương hiệu – những tài sản cần được bảo vệ

Như vậy với một nhãn hiệu bạn đã xác định được 4 nhóm sản phẩm/dịch vụ: 30, 37, 43, 39

Tiến hành tra cứu

Bước tiếp theo là tiến hành tra cứu trên cơ sở dữ liệu xem nhãn hiệu này với các nhóm hàng hoá/dịch vụ như trên đã bị đăng ký trước chưa.

Để tiến hành tra cứu bạn truy cập vào Cơ sở dữ liệu IPPlatform. Đây là trang cơ sỡ dữ liệu của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ; bạn cũng có thể sử dụng trang cơ sở dữ liệu của Cục SHTT. Nhưng tôi muốn hướng dẫn các bạn sử dụng trang IPPlatform vì cá nhân tôi thấy trang này dễ dùng hơn đồng thời dữ liệu của cả hai trang đều đồng bộ với nhau.

Ngoài ra, thông qua việc tra cứu và so sánh các nhóm sản phẩm/dịch vụ và ngay chính tên sản phẩm dịch vụ trong mỗi nhóm chúng ta có thể thay đổi nhóm hoặc thậm chí thay đổi tên sản phẩm/dịch vụ trong mỗi nhóm để chúng không bị trùng hoặc tương tự từ đó nâng cao khả năng được Cục SHTT đồng ý cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Mời các bạn xem video hướng dẫn chi tiết:

Nếu các bạn có điều gì cần trao đổi hãy để lại bình luận bên dưới. Xem thêm các video kiến thức về sở hữu trí tuệ tại kênh youtube Ai Rồi Cũng Kinh Doanh

Trả lời