Trên thế giới ước tính có khoảng 30.000.000 doanh nghiệp. Như vậy cứ 26 người thì có một doanh nghiệp. Với rất nhiều thương hiệu lớn nhỏ,  từ các thương hiệu như Coca-Cola, Apple cho đến các thương hiệu Vinmart, Bách hoá xanh.

Các doanh nghiệp càng ngày càng khó để trở nên nổi bật. Chiến lược thương hiệu chính là chìa khoá có thể giúp định vị công ty của bạn trong bối cảnh ngày càng cạnh tranh hơn này và nổi bật giữa một đám đông khổng lồ? Trong đó, việc chọn một cái tên thương hiệu phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, vì nó sẽ đi xuyên sốt vòng đời của doanh nghiệp.

Bài viết này chia sẻ 6 bước để đặt tên thương hiệu không bị đụng hàng.

Bước 1: Xác định thông điệp của thương hiệu

Thông điệp đơn giản là những gì có giá trị của thương hiệu mà bạn muốn khách hàng biết như: triết lý kinh doanh của bạn là gì? Sản phẩm/dịch vụ của bạn là gì? Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Điều gì làm cho bạn khác biệt với các thương hiệu khác? Theo đó thì Tên thương hiệu phải phù hợp với các thông điệp này.

Đọc thêm bài:  Kênh Youtube vì bị người khác đăng ký nhãn hiệu phải làm sao?

Ví dụ: một loại sản phẩm hướng tới những người đàn ông đích thực: mạnh mẽ, quyến rũ, thành đạt và có một chút bí ẩn hoàn toàn phù hợp với tên thương hiệu X-MEN

Bước  2: Brainstorm hay còn gọi là não công

Nhiều bạn chắc hẳn đã biết phương pháp này rồi. Ở bước này bạn đừng suy nghĩ một mình mà hãy huy động trí tuệ của cả đội nhóm của bạn để cùng đưa ra đề xuất về tên thương hiệu. Ở giai đoạn này, mọi ý tưởng đều quan trọng như nhau, đừng vội đánh giá cái nào hay cái nào dở. Vì đôi khi một cái tên có vẻ vô lý lại có thể biến thành một cái tên rất phù hợp. Khi nghĩ đến tên, hãy tập trung vào thương hiệu từ mọi khía cạnh và nghĩ về tất cả các khách hàng mục tiêu của bạn.

 

Bước 3: Tạo một danh sách ngắn

Sau khi hoàn thành bước 2 bạn sẽ có một danh sách khổng lồ tên thương hiệu. Và bây giờ đã đến lúc rút ngắn danh sách này lại.

Hãy tạo 3 danh sách con đặt tên là: có, có thể và không.

Lúc này hãy đánh giá sơ bộ mọi khía cạnh của tên thương hiệu để sắp xếp từng tên thương hiệu vào từng danh sách con như trên. Tiếp tục nhìn vào danh sách “có thể” và chuyển từng tên thương hiệu vào danh sách “có” hoặc “không”.

Bạn sẽ có khoảng 8-12 cái tên trong danh sách “có” của mình.

Đọc thêm bài:  Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu không?

Bước 4: Tra cứu thông tin

Pháp luật các nước cho phép bảo hộ độc quyền tên thương hiệu dưới dạng “nhãn hiệu công nghiệp”. Đây là lúc bạn cần phải kiểm tra xem tên được chọn có sẵn sàng để được đăng ký độc quyền hay không?

Lấy từng tên trong danh sách “có” của bạn và thực hiện tìm kiếm nhãn hiệu cho tên đó (và cảcác biến thể của nó). Tại Việt Nam hãy tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu của Cục SHTT hoặc Viện Khoa học SHTT Việt Nam. Tôi đã có làm video chia sẻ cách tra cứu nhãn hiệu trước đó. Bạn hãy truy cập đường link này để xem video hướng dẫn tra cứu và đăng ký nhãn hiệu. Rất chi tiết và dễ làm.

Bước 5: Điều chỉnh danh sách

Dựa trên kết quả từ bước 4, danh sách của bạn có thể sẽ ngắn hơn một chút. Hãy xem xét cẩn thận từng cái tên và tạo một danh sách mới với 3-5 cái tên tốt nhất.

Bước 6: Đưa ra quyết định của bạn

Xem lại danh sách tên cuối cùng và đưa ra quyết định. Tuy nhiên hãy lưu ý một số nguyên tắc khi chọn tên thương hiệu như sau:

  1. Ngắn gọn: những cái tên ngắn luôn dễ nhớ, dễ đánh vần và dễ đọc: Apple, Tiki, Vingroup
  2. Rõ ràng: đừng khiến khách hàng tốn năng lượng để cố đoán xem những chữ cái viết tắc trong tên thương hiệu của bạn là gì. Rất nhiều người vẫn không hiểu những từ này là gì: AMD, SCB, ACB
  3. Tính liên kết
Đọc thêm bài:  Tại sao các trường đại học phải đăng ký bảo hộ sáng chế?

Những cái tên thông tin liên kết với thông điệp của sản phẩm như:

– Twitter – những con chim kêu chiêm chiếp gửi đi những thông điệp ngắn gọn

– Amazon – là dòng sông lớn nhất thế giới – cũng đại diện cho nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới

  1. Đồng âm: Tên thương hiệu có nhiều từ đồng âm thì dễ đọc, dễ nhớ hơn: PayPal, Tiki, Lazada…
  2. Từ vô nghĩa: những từ vô nghĩa do bạn tự nghĩ ra có lợi thế rất lớn vì có thể gắn với bất kỳ sản phẩm nào, hơn nữa nó đáp ứng được điều kiện để đăng ký bảo hộ độc quyền. Ví dụ các từ vô nghĩa như : tiki, kodak, google…
  3. Không chứa yếu tố nhạy cảm: Tên thương hiệu dễ dàng được nhắc đến ở khắp nơi bởi bất kỳ ai mà không sợ những vấn đề nhạy cảm. Tốt nhất là nó không liên quan gì đến các điều cấm kỵ trong văn hoá các nước, không chứa các địa danh hoặc tên danh nhân, các anh hùng dân tộc…

Khi đã chọn được một tên thương hiệu hãy đảm bảo sử dụng nhất quán tên thương hiệu trên logo, bảng hiệu, bao bì, email, website…

Thương hiệu mà bạn yêu thích nhất là gì? Hãy để lại bình luận bên dưới nhé.

Hãy đánh giá 5 sao để ủng hộ tác giả
Contact Me on Zalo