Người Việt Nam được xem là những người nhanh nhạy với những cái mới thuộc hàng top thế giới. Trước làn sóng của ChatGPT rất nhiều user từ Việt Nam đã tạo được tài khoản (mặc dù họ chưa chính thức cung cấp tại thị trường Việt Nam) và tạo nên một làn sóng “hỏi – đáp” trên ChatGPT. Điều đáng buồn là đa số các câu hỏi chỉ mang tính giải trí mà chưa có nhiều ứng dụng thiết thực để sử dụng thật hiệu quả con ChatGPT này. Bài viết này hy vọng sẽ góp một phần vào việc xây dựng một cộng đồng sử dụng ChatGPT lành mạnh, hữu ích hơn.

Giới thiệu

Việc thực hiện một bài luận nho nhỏ là một công việc thường xuyên đối với các đối tượng như: nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên, nhà báo, nhà quản lý (doanh nghiệp và cơ quan nhà nước), đặc biệt là các copy witter (nhà sản xuất nội dung)…Dù là đối tượng nào, và mục đích của bài luận đó là gì thì theo tôi nó phải đáp ứng được một số tiêu chí. Đặc biệt là những ai chuyên làm nội dung trên internet như các Bloger, reviewer thường phải đáp ứng các tiêu chí một “bài viết Chuẩn SEO” để bài viết đó sớm được lên top từ khoá của Google Search. Nghĩa là được bộ máy tìm kiếm này đánh giá cao. Các tiêu chí đó bao gồm:

  1. Đầy đủ và rõ ràng: nội dung cần được trình bày một cách đầy đủ và rõ ràng, tránh việc bỏ sót hoặc làm mất đi tính liên quan của nội dung.
  2. Liên quan đến chủ đề: bài viết phải liên quan đến chủ đề chính
  3. Văn phong phù hợp: văn phong bài viết phải phù hợp với chủ đề và trình độ của người đọc.
  4. Có cơ sở khoa học và thực tiễn: bài viết phải dựa trên chứng cứ khoa học và thực tiễn và được trình bày một cách chính xác, có số liệu cụ thể.
  5. Có cấu trúc hợp lý: bài viết phải được sắp xếp một cách cẩn thận và hợp lý, bao gồm cả việc sử dụng các cấu trúc câu hợp lý, chủ yếu là các câu có độ dài vừa phải, dễ đọc.
Đọc thêm bài:  ChatGPT tác động đến giáo dục như thế nào?

Tôi thử nghiệm với ChatGPT để xem nó có thể tạo ra được một bài viết như thế không? Trong bài này tôi sẽ viết một bài ngắn về chủ đề “Vai trò của chuyển đổi số trong lĩnh vực hành chính công tại Việt Nam”

Các bước thực hiện tiểu luận

Bước 1: Tạo mục lục

Mục lục là một phần quan trọng trong tiểu luận, giúp cho người đọc có thể dễ dàng tìm kiếm và theo dõi nội dung. Nó cung cấp cấu trúc cho tài liệu và cho phép người đọc tìm kiếm nội dung một cách nhanh chóng và tiện lợi. Mục lục cũng tăng tính chuyên nghiệp của tài liệu và giúp người đọc đánh giá nội dung của tài liệu một cách dễ dàng. Lên ý tưởng về mục lục thường là khâu mà người viết gặp nhiều khó khăn nhất và nó thường khiến tôi dễ nản lòng khi bắt tay viết một bài nào đó. Nhưng thử xem ChatGPT có làm được gì không nhé.

Hỏi ChatGPT:

ChatGPT trả lời:

Đối với ChatGPT, mỗi lần hỏi bạn sẽ nhận được câu trả lời khác nhau. Lần trước tôi thử hỏi cũng chủ đề này thì mục lục gợi ý cũng có một sự khác biệt tương đối. Bạn nên hỏi nhiều lần để được các gợi ý và từ đó tổng hợp và lựa chọn ra một mục lục phù hợp nhất.

Bước 2: Đi sâu vào từng tiểu mục

Do giới hạn của bài viết này nên tôi chỉ thí điểm một tiểu mục nhỏ trong list các mục lục trên để viết chi tiết.

Đọc thêm bài:  Đặt trước sách giấy "ChatGPT toàn tập"

Hỏi ChatGPT:

ChatGPT trả lời:

Điểm quan trọng nhất ở đây là cách đặt câu hỏi, các keyword trong câu hỏi như: dẫn chứng, số liệu, thời gian, sự kiện… rất quan trọng. Nó là cơ sở để ChatGPT có thể viết được một nội dung hay, phù hợp tiêu chí ban đầu. Nhiều bạn chỉ hỏi một cách hời hợt, cụt ngủn thì câu trả lời cũng sẽ hời hợt, thậm chí là lạt đề.

Hãy tưởng tượng, bạn đang nói chuyện với một chuyên gia. Hãy đặt câu hỏi mà chuyên gia cảm thấy thú vị và muốn trả lời.

Trong bài viết có một số từ ChatGPT dịch từ các ngôn ngữ khác sang tiếng Việt nên đọc sẽ hơi cộm. Viết bằng Tiếng Anh sẽ là tốt nhất sau đó có thể dịch sang tiếng Việt sau.

Nếu câu trả lời có vẻ dài dòng quá bạn có thể yêu cầu chuyên gia trả lời một cách ngắn gọn như dưới đây:

Bài viết này chỉ làm demo một tiểu mục thôi, với cách thức tương tự các bạn có thể lần lượt làm với các tiểu mục khác.

Bước 3: Tài liệu tham khảo

Một trong những yêu cầu căn bản của một bài tiểu luận là phải minh chứng được nguồn tham khảo, ChatGPT không thể cung cấp tài liệu tham khảo cụ thể cho các số liệu, sự kiện mà nó nêu trong bài viết. Tuy nhiên, bạn có thể nhập các sự kiện vào thanh tìm kiếm trên google, điều này cũng không mấy khó khăn.

Nhận xét

ChatGPT sử dụng hệ dữ liệu lớn đến từ hàng tỷ trang tài liệu đã được công bố trên khắp thế giới, do đó nó có thể viết được một tiểu luận tốt với thông tin đầy đủ và tương đối chính xác. Tuy nhiên, người viết vẫn cần phải chỉnh sửa nhiều để bài viết trở nên sáng tạo và có cá tính hơn. Đặc biệt là cần phải kiểm tra lại độ chính xác của các số liệu, dẫn chứng mà ChatGPT cung cấp. Nhìn chung, người viết cần phải có kinh nghiệm và trình độ trong cùng lĩnh vực thì mới cho ra một bài viết tốt được.

Đọc thêm bài:  Tham luận tại Đại hội Hội sinh viên TP. HCM khoá VII: Sinh viên trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo

Tuy nhiên, nếu nhu cầu bài viết chỉ là một bài luận nhỏ của sinh viên thì có vẻ nó đáp ứng khá ổn. Một chuyên gia tài chính, giảng viên đại học sau khi trải nghiệm ChatGPT đã nói với tôi rằng anh sẽ không cho sinh viên làm bài tiểu luận nữa.

Xét ở góc độ là một công cụ hỗ trợ, tôi nhận thấy ChatGPT sẽ rất hữu ích với các đối tượng như:

  1. Nhà khoa học: Có thể sử dụng ChatGPT để tìm kiếm và tổng hợp thông tin chính xác về các vấn đề khoa học mà họ đang nghiên cứu.
  2. Giảng viên: Có thể sử dụng ChatGPT để hỗ trợ viết bài giảng hoặc tìm kiếm các tài nguyên hữu ích cho giảng dạy.
  3. Sinh viên: Có thể sử dụng ChatGPT để tìm kiếm thông tin về các đề tài đang học hoặc tìm kiếm các tài nguyên hữu ích cho viết luận.
  4. Nhà báo: Có thể sử dụng ChatGPT để tìm kiếm và tổng hợp thông tin cho các bài báo của họ.

Trong một môi trường lao động ngày càng cạnh tranh, ai làm chủ được cách thức sử dụng các công cụ này sẽ có lợi thế lớn hơn phần còn lại. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các mẹo sử dụng ChatGPT được cộng đồng người dùng chia sẻ tại Group OpenAI – ChatGPT Việt Nam

 

 

 

5/5 - (16 bình chọn)
Contact Me on Zalo