Trong tập 10 Shark Tank 2021, Một startup tên Jack Ma English Homestay giới thiệu một giải pháp kết hợp dạy tiếng Anh và lưu trú cho học viên, giúp học viên có thể học tiếng Anh 24/7 ngay tại homestay. Tuy nhiên, cả 5 Shark đều quyết định không đầu tư.

Nhân đó, Shark Louis gửi gắm bài học đến startup Jack Ma là người Trung Quốc mà bạn lại dùng để dạy về tiếng Anh thì nó hơi lạ… Bạn phải suy nghĩ cái tên cho phù hợp. Bạn dạy tiếng Anh mà dùng một người Trung Quốc thì sao hay được“. Đây là điều mà các startup cần hết sức lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp của mình. Một cái tên phù hợp quyết định rất nhiều đến sự thành bại của doanh nghiệp. Vì đó là yếu tố đầu tiên để khách hàng và nhà đầu tư nhận biết bạn.

Ba lỗi sơ đẳng khi đặt tên thương hiệu mà các startup thường mắt phải:

Thứ nhất, tên thương hiệu không liên quan đến sản phẩm.

Ví dụ như Jack Ma English Homestay cho dịch vụ dạy tiếng Anh

Đọc thêm bài:  Làm thế nào để được bảo hộ độc quyền logo, tên gọi của blog hoặc website của bạn

Lời khuyên về cách đặt tên thương hiệu của Shark Louis

Thứ hai, tên thương hiệu với những từ khó đánh vần

Thứ ba, tên thương hiệu mang tính mô tả.

Nghĩa là cái tên mô tả chính sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp ấy. Hãy đọc một đoạn hội thoại ví dụ sau:

“Tớ mới tải Meetings xuống đấy!”

“Cậu vừa tải meetings xuống ???”

“Ứng dụng Meetings ấy!”

“Ứng dụng Meetings nào? Có tới hai ứng dụng Meetings trên cửa hàng, ý cậu là cái nào?”

“À…nó được gọi là Meetings..”Trích từ cuốn ‘Moi điều cần biết về tạo dựng thương hiệu của Michiel Maandag và Liisa Poulakka’

Tóm lại những tên thương hiệu mang tính mô tả đều tồi cả. Hơn thế nữa, nếu đăng ký bảo hộ thì bạn sẽ có nguy cơ bị từ chối vì cơ quan Luật các nước cũng “ghét” tên thương hiệu mang tính mô tả.

Hãy đặt tên thương hiệu theo các quy tắc sau:

Các bậc thầy về thương hiệu Michiel Maandag và Liisa Poulakka đã khuyên nên tuân thủ nguyên tắc 6C khi đặt tên thương hiệu:

Ngắn gọn

Những cái tên ngắn luôn dễ nhớ, dễ đánh vần và dễ đọc

Tên của FedEX càng ngày càng ngắn gọn

Rõ ràng

Đừng khiến khách hàng tốn năng lượng để cố đoán xem những chữ cái viết tắc trong tên thương hiệu của bạn là gì. Rất nhiều người vẫn không hiểu những từ này là gì: AMD, DKNY, CBS, CVS…

Đọc thêm bài:  Hỏi đáp SHTT Tập 3: Tôi có thể đăng ký bản quyền cho website và nội dung trên đó không?

Clever (Thông minh)

Những cái tên thông tin khi kết hợp với thông điệp của sản phẩm như:

Twitter – những con chim kêu chiêm chiếp gửi đi những thông điệp ngắn gọn

Amazon – là dòng sông lớn nhất thế giới – cũng đại diện cho nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới

Connected (Có tính liên kết)

Tên thương hiệu có nhiều từ đồng âm thì dễ đọc, dễ nhớ hơn: Best Buy, PayPal, Firefox…

Conversational (Dễ trao đổi)

Tên thương hiệu dễ dàng được nhắc đến ở khắp nơi bởi bất kỳ ai mà không sợ những vấn đề nhạy cảm

Mặc dù chỉ là slogan nhưng nó đã vi phạm nguyên tắc này (Ảnh: LAP)

Crazy (Đam mê)

Những cái tên thương hiệu không được nhàm chán. Đa số đó là những cái tên vô nghĩa nhưng đầy đam mê: BlackBerry, Google, Penguin…

Tóm lại, dù cho bạn có định đặt tên gì cho thương hiệu của mình. Hãy nhớ tên thương hiệu là một hạng mục bạn cần phải làm đúng ngay từ đầu. Vì nó sẽ theo suốt hành trình khởi nghiệp của bạn.

Hãy đánh giá 5 sao để ủng hộ tác giả
Contact Me on Zalo