Tôi đã làm việc với rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, hầu hết các bạn đều nói rằng họ được tạo cảm hứng từ những doanh nghiệp thành công đi trước như facebook, Amazon hay Airbnb…Tuy nhiên không phải mọi công ty khởi nghiệp đều đi theo những cách giống nhau.

Hãy cẩn thận! Có thể bạn đang xây dựng một công ty theo cảm hứng từ các tấm gương thành công trên và đang cố gắng gọi vốn từ các nhà đầu tư. Thì khi xem xong video này, có thể bạn sẽ bỏ cuộc.

Chúng ta được truyền cảm hứng từ các câu chuyện tại thung lũng Silicon, về một công ty khởi nghiệp bắt đầu từ một cái gara oto (apple) hay từ một căn phòng trong ký túc xá (facebook), sau đó họ bắt đầu hy động vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm và bắt đầu tăng trưởng theo cấp số nhân.

Lý do chính họ có thể làm được điều đó là vì họ đang giải quyết một vấn đề hết sức điên rồ vào thời điểm đó. Vào thời của Steve Jobs không ai có thể nghĩ rằng máy tính là thứ có thể dành cho mọi cá nhân, kết quả là chúng ta có Apple với giá trị công ty đứng đầu trên thế giới như hiện nay; hay như facebook, ý tưởng ban đầu của Mark Zuckerberg là thành lập một website đánh giá độ sexy của các cô gái trong trường đại học, sau đó nó phát triển thành nơi kết nối mọi người trên toàn cầu như hiện nay.

Vấn đề ở đây tôi muốn nói là có nhiều doanh nghiệp nhỏ cố gắng làm theo cách tiếp cận như trên, tức là họ bắt đầu một doanh nghiệp bình thường như bao doanh nghiệp khác và bắt đầu tham gia các chương trình thúc đẩy khởi nghiệp, hy vọng nhận được đầu tư của nhà đầu tư mạo hiểm nào đó, rồi hy vọng giá trị công ty sẽ tăng theo cấp số nhân như facebook, apple. Rất tiếc phải nói điều này là không thể. Và nếu bạn đang tiếp cận khởi nghiệp theo hướng này thì tốt nhất là nên Dừng lại!

Đọc thêm bài:  Việc cấp bằng sáng chế có ảnh hưởng đến giá thành vắc xin không?

Tôi muốn vẽ ra một ranh giới ở đây, một ranh giới giữa hai loại công ty khởi nghiệp: Một loại là những công ty kỳ lân như các công ty ở Thung lũng Silicon tôi gọi đó là những Startups; và phần còn lại là các công ty khởi nghiệp kiểu doanh nghiệp vừa và nhỏ, gọi là các doanh nghiệp SMEs. Bạn đừng hiểu lầm rằng tôi coi thường những doanh nghiệp kiểu này.

Họ hoàn toàn có thể trở thành công ty trị giá 10  đến 20 hoặc thậm chí 50 triệu đô la, điều đó thật tuyệt vời. Tôi chỉ muốn nói ở đây có một số sự khác biệt trong quá trình phát triển của mỗi loại: từ cách gây quỹ, cách tìm kiếm nhà đầu tư, cho đến việc tuyển dụng và tìm những người đồng sáng lập của cả hai loại hình này đều khác nhau một cách cơ bản.

Ok, để dễ phân biệt thì trươc hết phải khẳng định rằng cả hai loại doanh nghiệp này đều là những doanh nghiệp nhỏ tại thời điểm bắt đầu khởi nghiệp – nhưng tôi sẽ chỉ gọi một nhóm là các startups và nhóm còn lại là các SMEs

Dưới đây là một số đặc điểm có thể giúp bạn xác định loại hình doanh nghiệp mà bạn đang tạo sẽ thuộc nhóm nào:

Khả năng nhân rộng mô hình

Nếu công ty của bạn đang cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ yêu cầu phải tuyển dụng nhiều người. Nghĩa là bạn phải có nhân viên thường trực trong công ty. Để tăng doanh thu bạn buộc phải tuyển thêm nhân viên để có thể phục vụ được nhiều khách hàng hơn, nhưng điều đó thường dẫn đến tỷ suất lợi nhuận thấp hơn và tăng trưởng cũng chậm hơn. Rất có thể công ty bạn thuộc nhóm SMEs

Về phía các startup thường là các công ty phần mềm hoặc liên quan đến công nghệ. Điều đó có nghĩa là một khi phần mềm được xây dựng, hàng triệu người có thể sử dụng nó mà không yêu cầu phải có quá nhiều nhân viên.

Đọc thêm bài:  Kỹ năng ChatGPT: Cách viết một bài tiểu luận với ChatGPT

Nếu bạn đang thay thế một quy trình thủ công hiện có bằng công nghệ, thì bạn cũng có thể đang trên đường trở thành một startup kỳ lân. Ví dụ có rất nhiều công ty bán phần mềm tổng đài tự động ứng dụng công nghệ trí thông minh nhân tạo có thể giao tiếp tự nhiên với khách hàng, giúp họ không cần phải thuê quá nhiều điện thoại viên như trước nữa, điều quan trọng hơn là phần mềm này có thể được nhân bản cho hàng trăm hàng ngàn công ty khác chỉ trong tích tắt. Đây chính là khả năng nhân rộng mô hình một cách không giới hạn của startup.

Cách tiếp cận của nhà đầu tư

Các nhà đầu tư rất muốn bỏ tiền vào startup ở giai đoạn rất sớm, họ được gọi là các nhà đầu tư thiên thần hay nhà đầu tư mạo hiểm. Họ đầu tư với mong đợi lợi nhuận đầu tư của họ sẽ tăng gấp 10 lần. Nghĩa là, nếu bạn huy động từ các nhà đầu tư được 500.000 đô la với mức định giá 5 triệu đô la (chiếm khoảng 10% công ty), nhà đầu tư sẽ mong đợi doanh nghiệp của bạn trị giá 50 triệu đô la trong vòng 5-7 năm. Tuy nhiên, bạn không phải đạt mức doanh thu 50 triệu đô la sau 5 – 7 năm, mà chỉ cần bạn tìm được ai đó định giá được bạn ở mức 50 triệu đô la và đồng ý mua bạn là được.

Đó là một sự khác biệt so với các doanh nghiệp SMEs. Khi một nhà đầu tư bỏ tiền vào doanh nghiệp SMEs, họ hy vọng sẽ nhận được phần trăm cổ tức từ lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời gian dài. Còn những nhà đầu tư startup thường mong muốn bạn “bán” doanh nghiệp với giá cao càng sớm càng tốt để họ nhanh chóng lấy lại tiền.

Đọc thêm bài:  5 điều cần lưu ý khi thiết kế một logo

Hiểu loại hình kinh doanh của bạn

Điều quan trọng mà tôi muốn gửi gắm là bạn phải hiểu rõ công ty của bạn đang thuộc loại nào, startup hay doanh nghiệp nhỏ để không lãng phí thời gian tiếp cận sai đầu tư.

Ví dụ: nếu bạn đang thành lập một công ty tư vấn hoặc một công ty tiếp thị thông thường bạn không nên lãng phí thời gian tìm kiếm các nhà đầu tư kiểu startup. Hãy định hình mình là một doanh nghiệp SMEs. Bạn vẫn có thể tìm được một người đồng hành chịu bỏ ra 50% vốn và chia sẻ mạng lưới khách hàng của họ. Lợi nhuận của công ty được chia sẻ một cách lâu dài.

Làm một doanh nghiệp SMEs, bạn cũng có thể tìm kiếm tài trợ của bạn bè và gia đình. Có thể huy động được 100 triệu hay 200 triệu  từ những người mà bạn biết và tin tưởng vào bạn – nhưng việc xác định loại doanh nghiệp sẽ giúp bạn và nhà đầu tư hiểu rõ những gì sẽ xảy ra trong tương lại để có những kỳ vọng phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp.

Khi bắt đầu một doanh nghiệp SMEs, điều bạn chắc chắn không muốn là gây quỹ hàng triệu đô la chỉ để nhận thấy rằng bạn không thể mở rộng quy mô nhanh như mong đợi.

Dù bạn chọn khởi nghiệp theo hình thức nào, hãy chắc chắn rằng bạn thích công việc của mình. Bạn sẽ làm điều đó cả ngày lẫn đêm trong nhiều năm – và nó sẽ trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn. Rất có thể, nếu bạn thành công, bạn sẽ gắn bó với công ty mà bạn đã xây dựng mãi mãi, bằng cách này hay cách khác.

Xem phiên bản video tại đây:

 

Hãy đánh giá 5 sao để ủng hộ tác giả
Contact Me on Zalo